Disneyland 1972 Love the old s
Mới nhất | Chưa full
Xem sao hạn 2014. New!
Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng Jepfecson

Tìm kiếm trong trang:
>> Mẹo tìm kiếm
Bạn đang ở:
Trang Chủ->Truyện Dài->Truyện dài khác-> Dòng sông oan nghiệt
Dòng sông oan nghiệt Trang 28
Đang đọc khoảng
15000 ký tự / trang

Nhập trang (1~28):

Đầu << 27 Cuối-28

mẹ mới yên tâm. Về phần cháu Khánh Dung, từ ngày nó ra Huế, nó không viết cho mẹ nó và cho bà nội một bức thư nào, mẹ cũng lo lắng việc này lắm.”

Lúc đó, Tuấn Nghĩa cầm tay mẹ già nhìn vào đôi mắt ướt lệ của bà nói:

“Con sẽ nhờ Huỳnh Hiển giả làm người đã hứa hôn với Khánh Loan bảo lãnh cho nó về vì Hiển được điều về làm trong tiểu khu. Phần con hết tuần này con ra Huế, con sẽ đi tìm cháu Khánh Dung để nói nó về thăm bà nội và mẹ và các cô. Nó cũng tệ thật, ra khỏi nhà chưa đầy một năm mà đã lạnh nhạt hơn cả người dưng.”

“Con đừng vội trách nó. Mẹ nó nói nói ngoan và chăm nhất nhà.”

“Con không trách nó đâu, nhưng chỉ sợ nó khờ dại mà làm chuyện không hay. Thôi bây giờ mẹ nghỉ đi, con đi gặp bạn Huỳnh Hiển để nhờ chuyện bảo lãnh Khánh Loan. Sang tuần khi con ra Huế có tin tức gì, bạn con sẽ ghé nhà mình báo cho mẹ biết.”

“Phải đó, nhưng sau đám cưới của con với Thanh Hiên, con phải gọi Hiển bằng cậu đàng hoàng nghe con.”

“Vâng con sẽ làm như mẹ dạy chí ít là khi trước mặt mình có một người thân bên họ nội hay họ ngoại. Còn khi chỉ có hai đứa như trong đơn vị tụi con cũng mày-tao tuốt luốt.”

“Như vậy không được đâu con.”

“Được chứ mẹ”

Nói xong Tuấn Nghĩa cười to rồi bỏ đi nhưng còn nghe thấy sau lưng tiếng mẹ càu nhàu, “Cái thằng này tức cười quá…”

Tuy nói thế nhưng bà biết rõ Út Nghĩa giống tính Thầy Trình, chồng quá cố của bà nhiều nhất. Nếu tính khí của Tuấn Nhơn khô khan và khắc nghiệt quá đôi khi lại rất hiếu thắng đến độ nhẫn tâm, thì Tuấn Nghĩa luôn điềm đạm, thận trọng và quảng đại. Đó là sự khác nhau giữa trưởng nam và người con út. Trưởng nam nhìn về quá khứ để duy trì truyền thống cũ mòn. Người con út nhìn về tương lai, cái viễn cảnh rộng lớn đến vô cùng vượt khỏi biên địa chật hẹp của “những thời xa xưa ấy”.

Tuấn Nghĩa cũng đã biết điều đó, chàng rất ngạc nhiên về cách chọn lựa trái khoáy của Thiên Chúa trong Cựu Ước. Hơn một lần Ngài đã chọn con út để ý muốn của Ngài được bày tỏ. Trong Tân Ước, Phaolô chẳng phải là đứa em út của các tông đồ sao. Và hãy thử so sánh với anh cả Phêrô của nhóm Mười hai xem. Nhưng tại sao là con út? Vì viễn cảnh của nó xem ra chứa chan niềm hy vọng.

Hôm trước ngày Tuấn Nghĩa ra Huế, trong bữa cơm gia đình, chàng có mời Huỳnh Hiển đến dự. Ăn xong mẹ chàng và chị Tư rút lui. Hai người bạn ngồi uống nước trà và trò chuyện, Tuấn Nghĩa nói:

“Định mệnh lịch sử đã đặt gia đình mình lọt thỏm vào giữa hai chiến tuyến. Anh mình thì theo con cáo già chính hiệu, còn mình làm người chiến sĩ bảo vệ tự do và dân chủ. Như thể những di hại của cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh ngày xưa còn kéo dài đến bây giờ trong gia đình mình.”

“Có khác chứ, ” Huỳnh Hiển ngắt lời.

“Phải, nếu ngày xưa là tham vọng của cả hai chúa, ngày nay chỉ có tham vọng của khối CS muốn bành trướng khắp vùng Nam Á mà bản thân Hà Nội chỉ là một anh lính khinh binh mở đường và toàn dân bị bắt làm nô lệ phục vụ cho tham vọng ấy của khối CS. Buồn nhất là nhiều người trong Nam kể cả trí thức và Phật tử không thấy sứ mạng cao cả của mình mà lúc nào cũng chỉ ‘vọng phu’ phương Bắc.”

“Điều đó có thể hiểu được vì họ vừa bị lừa vừa bị lầm. Họ lầm tưởng CS Việt Nam dùng Mác-xít phục vụ cho chủ nghĩa dân tộc nhưng sự thật thì ngược lại, họ đã dùng chủ nghĩa dân tộc để phục vụ cho Mát-xít toàn cầu.”

“Và đó cũng là cái lầm của phong trào Phật giáo…” rồi Tuấn Nghĩa nói tiếp, “Vì thế mình cũng không thể ghét bỏ chị dâu và hai cháu gái mình. Mình mong bạn thình thoảng ghé lại nhà mình đả thông tư tưởng cho cháu Loan và an ủi Mẹ và hai chị, chị Ba và chị Tư của mình, mình rất cám ơn.”

“Như vậy bạn giúp cho mình thân mật với Chúa Thánh Thần hơn…”

“Sao vậy?”

“Vì Ngài là Đấng dạy bảo sự khôn ngoan cho các tiên tri và các thánh. Vả lại trong tình trạng trắng đen lẫn lộn của đất nước này, không có Ngài soi sáng chúng ta dễ mắc sai lầm lắm nhất là trước những vấn đề quá lớn đối với chúng ta như sự vận hành và hướng đi của lịch sử. Con người nhỏ bé dễ mắc sai lầm mà những sai lầm chết người như trường hợp anh Tuấn Nhơn của bạn không phải là hiếm có.”

“Bạn nói thật chí lý. Mình sẽ cầu nguyện Chúa Thánh Thần cho chị dâu và hai cháu của mình.”

Gần tám giờ tối hai người bạn mới chia tay và Huỳnh Hiển về lại nhà chị ruột Kim Thản trong nội thị.



Ngày hôm sau, đơn xin bảo lãnh của Hiển gởi đến ông phó tỉnh trưởng nội an. Trong khi chờ đợi cứu xét, Huỳnh Hiển có vào thăm Khánh Loan. Trong bộ đồ tù, Khánh Loan ngồi đối diện với Huỳnh Hiển qua một cái bàn sắt trước mắt anh lính coi tù. Tóc dợn sóng và xỏa dài quanh khuôn mặt ủ rũ, Chàng nhìn cô thương cảm và nói:

“Chú Tuấn Nghĩa nhờ tôi đứng ra bảo lãnh cho em về, dĩ nhiên lý do trong đơn chỉ là cái cớ. Tôi đã làm đứng theo yêu cầu của chú em, chỉ xin cô đừng phản đối cho được việc. Ra ngoài rồi em trở về với bà nội và đi học lại. Còn tôi có công việc của tôi.”

“Vâng hôm kia cô Tư có vào báo trước và dặn em phải làm những gì để được ra. Em rất cám ơn anh và chú Tuấn Nghĩa nhưng em cũng nói trước sau này lý tưởng của ai người đó giữ cho mình.”

Khánh Loan nói giọng chua chát trong lúc Huỳnh Hiển nhận ra nơi Khánh Loan những nét đẹp của dì Ngọc Thu hồi con gái. Chàng suýt cười nhạo vì hai tiếng “lý tưởng” mà cô nói, ảo tưởng thì có, nhưng chàng vẫn điềm đạm đáp lại:

“Như thế cũng tốt thôi. Một người Phật tử như em đâu có gì đáng trách.”

Sau đó chàng về. Chàng nghĩ mình đã biết kềm chế khi chỉ nói phương diện Phật tử của Khánh Loan, mặc dù chàng biết rõ cha nàng là VC và cả mẹ nàng nữa như lời Tuấn Nghĩa đã kể lại cho bạn thân của mình.

Đầu tuần sau, Khánh Loan được tha về và học tiếp lớp đệ nhị. Qua tuần sau Tuấn Nghĩa từ Huế gọi điện vào cho Huỳnh Hiển biết, nhờ báo lại cho mẹ và các chị của Nghĩa. Qua sự dò hỏi bên phòng nhì tiểu khu và những giáo sinh, bạn học của Khánh Dung, Tuấn Nghĩa biết chắc rằng Khánh Loan đã chạy vào rừng cùng với một bạn trai cùng trường và những sinh viên Phật tử thân cộng khác. Tin này làm bà nội và các cô của Khánh Dung buồn vô hạn bởi vì giờ đây dù tâm trạng vẫn luôn thụ động trước thời cuộc, họ biết bên nào nằm trong bóng tối và bên nào ở trong ánh sáng.

Trước đó, ngay khi về được hai ngày và đi học lại, Khánh Loan đã ghé lại chùa Phổ Quang để hỏi thăm tin tức của Mạnh Cường. Sư thầy nhận ra nàng là bạn gái của nhà sư trẻ, ông nói không nhận được tin tức gì từ Huế và ông cũng đoán rằng có lẽ Mạnh Cường đã chạy vào cứ. Trước khi ra về nàng còn tha thẩn trong vườn nhãn sau chùa lúc trời chiều bóng xế.

Nàng hồi tưởng lại như mới hôm qua nàng và Mạnh Cường mới nói lời yêu nhau, giữa vườn cây im ắng. Phải, tình yêu đầu đời trong cảnh chiều hôm ngọt ngào cùng nụ hôn nồng cháy, ngọt ngào như bàn tay chàng dạo chơi trên tấm lưng thon và đôi mông mới lớn của nàng. Rồi cái đêm hôm nàng bị bóng đè… và dư vị của mấy đêm nàng đắm mình trong khoái cảm làm nàng tê tái. Bất chợt nàng gục đầu vào thân một cây nhãn cổ thụ mà nàng tưởng là nơi họ đã đứng và lần đầu tiên đã nói lời yêu. Nàng kêu cầu Trời Phật phù hộ cho mối duyên lành của hai người rồi nàng tự nhủ, “Ngày mai trời lại sáng và trong đêm tối này, em sẽ đợi chờ anh mặc cho những lời đường mật của kẻ thù…” nhưng liệu ngày mai ấy có thật sự đến hay không khi chính họ đang tiến bước trên con đường-đi-không-đến, vì chỗ đến chính là chủ nghĩa hư vô. Có những đêm nàng tưởng mình bị mộc đè. Nhưng không, vì hình ảnh mờ ảo của Mạnh Cường đã hiện ra đưa nàng vào cơn mơ đẹp.

Lúc đó trời đã hoàn toàn tắt nắng, nàng định quay lại chào sư thầy một lần nữa nhưng khi thấy có một nữ thiện tín ngoài ba mươi tuổi khuôn mặt xinh đẹp, ăn mặc sang trọng bước vào phòng thầy, sau đó cánh cửa phòng nhà sư khép lại. Cái nón vải màu tím có chạy đường chân mũ màu hồng nhạt thắt thành một cái nơ của người khách nữ ấy làm Khánh Loan nhận ra nàng đã làm rơi cái nón vải của mình trong khu vườn nhãn. Nàng quay lại, khu vườn đã tối đen. Đang ngần ngừ tính bỏ không tìm, nàng gặp ngay hai nhà sư trong nhà bếp đi ngang qua một người có cầm đèn. Một nhà sư tên Đãi cầm đèn bão hỏi:

“Thiện nữ định tìm chi?”

“Con làm rơi cái nón trong vườn nhãn.”

“Được để thầy cầm đèn cho con đi tìm.”

Rồi trong lúc sư kia lui về nhà bếp, sư Đãi đi trước Khánh Loan cầm đèn ngâm một bài thơ hoặc bài kệ mà nàng cho là vô nghĩa:



Tối dâng Trống Rỗng nở hoa

Cho sáng Huyền Có vào ra cung hồng.

Tìm đâu xa một Niết trường

Tay thầy cột giữ nỏn nường nhụy hoa.

Đốn thời võ trụ sen tòa

Sợi oan gốc phước nhập nhòa đổi vai.

Thì ra nhanh gặp phải hai,

Còn như chậm gặp dài dài hiền nhân.

Không nơi đến cũng đường âm

Đi không đến rắn múa thì rùa mai.



Khánh Loan tìm thấy ngay cái nón vải, cách gốc cây nhãn mà lúc nãy nàng gục đầu vài bước. Nàng cám ơn sư Đãi rồi về. Khi đi ngang phòng sư trụ trì, nàng nghe có tiếng rên khe khẻ bên trong như có ai bị mộc đè … và nàng hiểu chuyện gì đang xảy ra bên trong đồng thời cũng chợt hiểu rằng bài thơ của sư Đãi nghêu ngao lúc xách đèn soi sáng trong vườn không hoàn toàn vô nghĩa. Kể từ đó nàng không còn đến ngôi chùa ấy nữa vì kinh sợ sự ô uế và phàm tục của nó.



Mấy ngày sau kể từ hôm cho gia đình mẹ Tuấn Nghĩa biết tin mới nhất của Khánh Dung ở Huế, Huỳnh Hiển quay lại với một bịt trái lòn-bon làm quà cho bà Trình. Chàng ngồi nói chuyện và trấn an bà một lúc, sau đó rủ Khánh Loan đi dạo. Trên đường đi chàng nói:

“Anh chỉ sợ bà nội em buồn về việc Khánh Dung đã bỏ học vào khu.”

“Lẽ ra bà và mấy cô phải vui vì chị ấy đã chọn con đường đúng.” Khánh Loan xẵng giọng đáp.

“Dĩ nhiên chị em cho như thế là đúng, nhưng với bà nội em và các cô thì khác.”

“Họ có bao giờ yêu thương ba em và chúng em đâu!”

“Sao em nói vậy, dù đúng hay sai gia đình đều yêu thương ba em nhất nhà trong khi chú út em bị ghét bỏ một thời gian dài sau khi theo đạo Chúa” rồi chàng nói tiếp khi thấy Khánh Loan cúi đầu cảm động, “Em biết lịch sử hôm nay không thể hiểu đúng một cách đơn giản được. Ngày xưa chúa Trịnh chúa Nguyễn đánh nhau chí chóe cũng chỉ là việc tranh giành nội bộ của một nước nhỏ, ngày nay có những phong trào toàn cầu như phong trào thực dân, phong trào Mác-xít, nên khi đánh giá lịch sử nước mình, mình phải tính đến ảnh hưởng của chúng và mức độ độc lập của mình đối với các phong trào đó. Độc lập địa dư chỉ là một khía cạnh và sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu ta nô lệ về ý thức hệ. Vì thế người chiến thắng một cuộc chiến chưa hẳn người đó đương nhiên có chính nghĩa buộc người dân phải tuân phục mình như chúa Trịnh chúa Nguyễn ngày xưa, nếu người dân không được tự do và dân chủ chọn kẻ chiến thắng làm chính quyền của mình…”

“Anh định thuyết phục em để em không đấu tranh cho phong trào Phật giáo phải không?”

“Không, anh chỉ thuyết phục để em chú tâm vào một việc học mà thôi cho bà nội, các cô và mẹ em yên lòng.”

“Vâng bây giờ em sẽ làm theo lời anh khuyên nhưng về lâu dài thì em không dám hứa.” Nàng bướng bỉnh trả lời.

Huỳnh Hiển biết phải có thời gian để nàng quên việc nàng là con gái của một VC tử trận. Thù hận là điều rất khó quên, càng khó quên hơn khi trong vô thức của nàng cũng có di căn mối thù Trịnh –Nguyễn.


Đầu << 27 Cuối-28

Nhập trang (1~28):
Chia sẻ lên facebook
Bình luận qua facebook
KPAH 154 - Game gMO Ấn Tượng Nhất Việt Nam
Cốt truyện Việt, và đắm mình trong tích xưa, cùng tham gia các trận đấu lịch sử....
Ngũ Đế 154 - Xứng Danh Anh Hùng
Hãy hóa thân cao thủ võ lâm đồng đạo môn phái nhất thống thiên hạ, game đỉnh nhất 2013....
Mobi Army HD 238 - Anh Tài Tựa Gunbound
Game bắn súng đối kháng theo lượt, quen thuộc, thuộc dòng kinh điển, ấn tượng với Gamer....
Vua Bài HD 260 - Nhập Vai Thần Bài
 20 mini game Bài, thỏa sức vận may rủi, khuyến mại chơi Miễn phí! ...
Avatar 250 HD - MXH Teen Đặc Biệt Ấn Tượng
MXH nhộn nhịp, vui vẻ, kết bạn, nông trại, câu cá, chơi mini game, thể hiện cá tính của bạn....
***Dành cho các wapmaster
U-ON