Snack's 1967
Mới nhất | Chưa full
Xem sao hạn 2014. New!
Thật kì lạ là đôi khi một lời nói đơn giản từ một người có thể làm chúng ta vui hơn hay chợt buồn, bởi họ luôn chiếm một phần của trái tim ta

Tìm kiếm trong trang:
>> Mẹo tìm kiếm
Bạn đang ở:
Trang Chủ->Truyện Dài->Truyện dài khác-> Dòng sông oan nghiệt
Dòng sông oan nghiệt Trang 30
Đang đọc khoảng
15000 ký tự / trang

Nhập trang (1~28):

Đầu << 29

trên các báo vốn chưa được chuẩn bị gì.”

“Nghĩa là sao?” Huỳnh Hiển hỏi.

“Nghĩa là phần lớn văn nghệ hũ nút trên các báo Saigòn đều là chân-không-phi-diệu-hữu, nên khi đọc thấy, cậu có quyền chặt, chém, trảm như vị sư thầy thiền tông kia vậy. Phải chi những thứ văn chương ấy đạt được trình độ những bậc thầy ví dụ như Basô và Vương Duy trong thơ thiền mà mỗi khi đọc lên trong cái chân-không, người ta thấy ngay cái diệu-hữu. Vả lại trong thơ các vị ấy diệu hữu như có ưu thế hơn vì xem ra chân-không chỉ là cái nền, là bối cảnh.”

“Mình không ngờ cậu rất rành mạch về văn chương như thế.”

“Cậu quên mình có hai bằng cử nhân văn học và triết học ở Văn Khoa trước khi vào quân trường Thủ Đức sao.”

“À xin lỗi, mình quên bén điều đó. Nhưng giả sử cậu trở thành nhà văn chuyên nghiệp, cậu sẽ viết theo cách nào?”

“Mình có nghĩ đến điều đó. Trước hết chắc chắn không phải là cách viết sắc sắc không không của mấy cuồng sĩ Phật tử loạn ngộ, nhưng mình sẽ theo lối viết truyền thống của nhà nho khi họ xếp đặt các văn bản cổ theo thứ tự là Kinh - Sử - Tử - Truyện, và mình hiểu như thế này: Kinh nói về chân lý tối hậu; chân lý ấy phô diễn trong thời gian là Lịch Sử; suy nghĩ về triết học để lập thuyết dựa vào Kinh và Sử chính là Tử, ví dụ khi mình gọi Khổng Khâu là Khổng tử mình có ý nói đến một người lập thuyết họ Khổng. Khi ông Khổng này làm triết học, ông đã tham khảo lịch sử thời kỳ Xuân Thu là nguồn sử liệu quan trọng do ông thu thập; sau cùng Truyện phải thể hiện những chân lý trong Kinh, phải tham khảo lịch sử và các học thuyết (Sử và Tử). Dĩ nhiên người viết truyện phải gạt bỏ, phi bác những sai lầm có hại trong ba yếu tố đầu như Kinh không hợp thời, Sử không trung thực, Tử tức là Triết học không tích cực, lành mạnh, không đem lại giải pháp gì cho nhân sinh. Không vì thế mà người viết truyện tránh né những nguồn tham khảo ấy với thái độ của một con đà điểu vùi đầu trong cát để tránh bão … Theo mình cách viết Truyện truyền thống phải tham khảo ba yếu tố đi trước nó và như thế mới có giá trị”

“Như thế thì khó quá vì người viết truyện bị hạn chế nhiều, đồng thời cách viết đó đòi hỏi bản thân người viết phải thật sự uyên bác.”

“Phải uyên bác và phải làm việc nghiêm cẩn mới được. Như thế văn chương không phải là một sân chơi, cũng không phải là động cát trong sa mạc để các nhà văn đà điểu chạy trốn thực tại, rút đầu vào cát tránh né, quảng bá một thứ văn chương hũ nút, nhưng văn chương đích thực phải là một đền thờ để dấn thân hành đạo. Vì thế cho đến nay mình vẫn chưa dám viết gì nhiều ngoài những bài viết trong báo tỉnh và báo ngành.”

Huỳnh Hiển tán thành và nở một nụ cười nhẹ nhàng. Bất chợt chàng có thêm một thắc mắc:

“Lần trước cậu có nói với tôi hơi khác, cậu nhớ không? Cậu nói về bút pháp tam- tài gì đó.”

“À hồi uống rượu ngày trùng cửu ở quán bà Ba Phi chứ gì? Tôi nhớ rồi… Hôm đó tôi nói về nghệ-thuật-viết qua bút pháp phải thể hiện đầy đủ ba cái lớn là Thiên-Địa- Nhân hoặc theo Heidegger là tứ trụ: Thiên- Địa- Nhân- Thần. Thật ra Thiên với Thần là một như cậu đã biết qua hai câu Chí thành như Thần và Chí thành đại thánh (Đại Thánh=Thiên). Sự phân biệt của Heidegger rất cần thiết theo não trạng Tây phương. Thiên là Thần siêu việt, Thần là Thiên nội tại (hay nhập thể). Nhà nho có nói đến Thiên nhưng sau cùng họ cho Ngài vào ngoặc để chỉ nói đến Thần mà cụ thể là Thần-vô-phương trong Kinh Dịch. Một nhà triết học hiện sinh công giáo còn dùng Thần để vượt qua nhị nguyên thuyết của Descartes nữa, nhưng bàn chuyện này mất nhiều thời gian lắm.”

“Ừ để thong thả đã.” Huỳnh Hiển đồng ý gác lại một đề tài khó và nói, “Bây giờ cậu nói về bút pháp tam tài thôi, đặc biệt phải có dẫn chứng cụ thể.”

“Được thôi, bút pháp ấy phải thể hiện được tam-tài hay tứ-trụ qua những điều mình viết. Mình có thể tạm dẫn chứng bằng bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế đã thành công được điều đó và chỉ trong bốn câu. Bốn câu đó là:



Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên,

Giang phong, ngư hoả đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. ”

Mình tạm dịch là:

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương

Lửa chài gà gật hàng phong trên bờ.

Hàn San ngoài trấn Cô Tô,

Nửa đêm chuông vẳng giấc mơ dân chài.”



Lúc đó Huỳnh Hiển ngắt lời:

“Bài này mình đã đọc qua thậm chí còn thuộc bản dịch của cụ Tản Đà, nhưng cậu nói thử chân không-diệu hữu chỗ nào và tam tài chỗ nào?”

“Này nhé, trước hết về chân-không – diệu-hữu, hai câu đầu là chân-không, rõ nhất trong cụm từ sương mãn thiên, mênh mang và tĩnh tại, kế đó là những từ lạc và miên làm nhoè tan mọi vật, mặc cho chúng hình thức của không tính,. Hai câu sau là diệu hữu, rõ nhất trong cụm từ chung thanh đáo, cũng mênh mang nhưng vận động xuyên suốt mọi vật trên không, dưới đất trong nước như những vòng sóng âm thanh và sóng nước gồm thu mọi vật, như tiếng máu chảy trong châu thân, là sự sống của chân không vậy. Bây giờ mình nói đến tam tài và tứ trụ trong thơ. Câu thứ nhất là tài địa: sương, quạ, trăng là những tài vật của đất. Câu thứ hai là tài nhân với sự xuất hiện của lửa (huyền thoại Promêtê lấy lửa trao cho người), của dân vạn chài. Câu thứ ba là tài thiên nằm trong chữ thành ngoại. Có Đấng nào rất bên ngoài, nghĩa là rất siêu việt mà cũng rất bên trong cho bằng Trời. Ngôn ngữ biểu tượng Việt Nam nói ngoài-trời/ trong-nhà. Vì Thượng Đế siêu việt nên các nhà thần học còn gọi Người là Đấng-Khác. Kế đó chữ San là núi và phải hiểu là chỗ lui tới của thần. Đấy tam tài là thế.”

“Vậy câu thứ tư lại hoá ra thừa chăng?” Huỳnh Hiển hỏi tiếp.

“Không thừa mà là quan trọng nhất vì Trương Kế khi viết được ba câu đầu Thiên-Địa-Nhân thì tứ thơ bị bí, nói cách khác ông bí vì ba tài lớn ấy đứng cạnh nhau nhưng không hiệp thông với nhau được; phải đợi khi nghe tiếng chuông, Trương Kế mới viết được câu thứ tư là Thần trong tứ trụ. Tại sao nửa đêm? Bạn là người đạo Chúa bạn hiểu dễ dàng điều này hơn vì Chúa nhập thể và nhập thế nghĩa là Giáng sinh vào lúc nửa đêm. Câu thơ bốn nối kết thiên-địa-nhân bằng chính Thần và sự nối kết như thế giữa một nhân loại còn lầm than trong đêm tối tự nó đã mang ý nghĩa cứu độ. Sau tiếng chuông của câu thứ tư thấm nhập vào mọi vật, nối kết và hiệp nhất mọi vật thì vũ trụ sẽ chờ đợi gì? Mình cũng nghĩ như người đạo Chúa là chờ một binh-minh-không-có-hoàng-hôn, một ngày-mới-không-còn-đêm-tối. Và văn chương như bài thơ này của Trương Kế mới đáng là văn chương.”

“Bắt buộc văn chương phải có đủ tam tài và thêm thần như cậu vừa nói liệu có quá đáng không đối với người nặng nợ văn chương như cậu?” Huỳnh Hiển lại hỏi.

“Mình tự bắt buộc mình thế thôi. Mình tự làm nhà lý luận văn học cho chính mình và cũng không thể bắt buộc ai khác. Sở dĩ mình phải dùng tam tài để tránh những thái quá trong cách viết. Ví dụ chủ nghĩa hiện thực trong văn học xem ra chỉ có phần địa và một phần nhỏ của nhân, không có phần thiên. Còn chủ nghĩa lãng mạn chỉ có phần nhân và một phần của thiên, không có phần địa. Chủ nghĩa hiện sinh có rất nhiều nhân và một phần của địa, không có thiên. Theo mình như thế vẫn là thiên lệch.”

“Chao ôi, cậu nói thật chí lý và thâm trầm. Cậu đúng là đã ngộ thật rồi” Huỳnh Hiển cảm thán.

Nói xong chàng rót liền cho bạn hai chung rượu, sau đó họ im lặng một lúc lâu như sợ làm tổn hại một cái gì rất thiêng liêng.

Hai người bạn cùng tiểu khu ngồi nhâm nhi rượu Hồng đào với những đồ nhắm như mực dồn thịt chiên dòn, ruột cá xào rau cần và thơm, cá lóc nấu canh lá vang đến hơn chín giờ tối mới quay về. Thanh Phong tưởng đem lại cho Huỳnh Hiển những thông tin mới về Khánh Loan nhưng không ngờ Hùynh Hiển đã biết cả thậm chí cả việc nàng bị Mạnh Cường lạm dụng. Dù vậy chàng vẫn yêu nàng một cách quảng đại.

Lúc đó nước sông đã dâng cao mấp mé bờ kè, mặt trăng đã lên cao và tròn vành vạnh tỏa ánh sáng mơ màng trên thành phố như thể vầng trăng vẫn luôn rộng lượng luôn thông cảm với những toan tính bẩn chật, nhỏ bé , những hạnh phúc chóng qua và đau khổ không nguôi của con người. Giờ này gió đã mặc áo trăng đi dạo. Chút rượu Hồng đào trong người làm họ lâng lâng: có một lúc họ tưởng mình bay chậm dưới đường trăng trở về nơi ngủ nghỉ.



Đó là lần vào cứ cuối cùng trong năm Đinh Mùi của Ngọc Thu, trước Noen khoảng một tuần. Ở làng Rí không có bầu khí rộn ràng đón Giáng sinh như ở các tỉnh thành, nhưng khí trời trở lạnh làm nàng bồn chồn xao xuyến. Nàng nhớ đến Tuấn Nhơn, rồi đến Đức Lai mà nàng yêu tha thiết, với một nỗi nhớ quay quắt, bồn chồn. Bởi lẽ có hai trong một tình yêu mà nàng dành cho Đức Lai: nàng đồng thời là người phụ nữ --mẹ và người phụ nữ --tình nhân, nói cách khác tình mẫu tử là phông màn, tình yêu say đắm là vở diễn.

Lần vào cứ này, nàng không mang thuốc giảm đau cho chàng nữa vì vết thương chàng đã khỏi hẳn, chỉ một ít thuốc thông thường cùng thức ăn khô, kem đánh răng, xà bông, muối, đường phèn, cà phê, và đặc biệt là băng vệ sinh thuốc điều kinh và an thần cho hai cô Kim Đợi và Hồng Liên. Nàng cho họ những thứ ấy và không lấy lại tiền bởi một mối thương cảm những phụ nữ có cảnh ngộ không may, những viên gạch lót đường cho một vinh quang sẽ đến. Một vinh quang giả ảo!

Tối hôm đó, sau bữa ăn với những thức ăn mà Ngọc Thu mang vào. Nàng nằm bên cạnh Đức Lai trò chuyện chờ giấc ngủ đến với họ giữa rừng sâu. Nàng bỗng thở dài và nói:

“Em buồn lắm anh Lai ơi, em chưa kịp khuyên bảo Khánh Dung và Khánh Loan thì chúng nó đã tham gia đấu tranh Phật giáo, rồi Khánh Dung đã theo một bạn trai của nó chạy vào núi, còn Khánh Loan bị bắt ở Đà Nẵng. Chú út nó phải nhờ người bảo lãnh mới được thả ra và đi học lại.”

“Nhưng khi em nói chúng đừng tranh đấu, chỉ lo học hành cho giỏi liệu chúng có nghe không. Thế hệ chúng nó có lẽ cũng không hơn thế hệ mình nghĩa là cũng bị cơn hồng thủy từ phương Bắc cuốn trôi đi cách này cách khác.”

“Có cách nào chận đứng cơn hồng thủy ấy lại không anh?”

“Cho đến lúc này anh chưa thấy có,” rồi Đức Lai nói tiếp, “Hồi nảy em nói Chú út có phải là Tuấn Nghĩa không?”

“Đúng đấy, sao anh biết chú ấy?”

“Biết vì hồi ở làng, anh ‘cù lần cù là’ lắm. Anh không tìm được bạn đồng lứa nên phải tìm mấy đứa nhỏ hơn mình có khi đến tám chín tuổi để chơi trong đó có út Nghĩa. Anh cũng rất thích chơi với thằng Sọt Rác. Nó là một triết gia bẩm sinh nhưng rồi cái tài suy luận thiên phú của nó cũng ngày một lụi tàn trong một làng quê nghèo nàn lạc hậu. Thế đó, em biết rồi còn gì.”

Ngọc Thu quay người nằm sấp nói:

“Bây giờ anh khác rồi.”

“Nhờ anh gặp được em chịu lắng nghe anh nói. Và em giống như một bà mẹ, anh hát gì mẹ cũng khen hay…”

“Thôi đừng nói nhảm nữa…”

“Vậy anh không nói nhảm, nhưng sẽ làm nhảm được không?”

Nàng im lặng không nói, lúc đó hai giọt nước mắt nàng chảy xuống vì đột nhiên nàng nhớ đến Khánh Dung và rất lo lắng cho con nàng. Đức Lai hỏi:

“Em khóc phải không? Này nhé có những lúc anh cũng buồn như em vì anh tự nhủ mình đang hy sinh đời mình kể cả mạng sống mình một cách vô ích cho một tập đoàn gian ác, mình phải làm gì đây nhưng anh nghĩ mãi không ra. Anh tưởng mình sắp rơi vào tuyệt vọng vì chúng sẽ giết anh nếu biết anh có ý định hồi chánh, nhất là Huy Phụng vì có lần anh ta h


Đầu << 29

Nhập trang (1~28):
Chia sẻ lên facebook
Bình luận qua facebook
KPAH 154 - Game gMO Ấn Tượng Nhất Việt Nam
Cốt truyện Việt, và đắm mình trong tích xưa, cùng tham gia các trận đấu lịch sử....
Ngũ Đế 154 - Xứng Danh Anh Hùng
Hãy hóa thân cao thủ võ lâm đồng đạo môn phái nhất thống thiên hạ, game đỉnh nhất 2013....
Mobi Army HD 238 - Anh Tài Tựa Gunbound
Game bắn súng đối kháng theo lượt, quen thuộc, thuộc dòng kinh điển, ấn tượng với Gamer....
Vua Bài HD 260 - Nhập Vai Thần Bài
 20 mini game Bài, thỏa sức vận may rủi, khuyến mại chơi Miễn phí! ...
Avatar 250 HD - MXH Teen Đặc Biệt Ấn Tượng
MXH nhộn nhịp, vui vẻ, kết bạn, nông trại, câu cá, chơi mini game, thể hiện cá tính của bạn....
***Dành cho các wapmaster
U-ON