- Trên đời này. Nói dối là chuyện thường tình. Khi nào cần, họ có cả trăm lý do.
Rồi Phạm Bân hỏi Ninh Tam có cần uống thêm nước nữa không? Ninh Tam lắc đầu.
- Thôi, uống nhiều nước quá, một lát bơi không được.
Phạm Bân cười nhẹ.
- Đúng ra không cần Ninh Tam phải bơi, tôi có thể lái thuyền cặp sát bên đó, nhưng mà...
Ninh Tam nói nhanh.
- Tôi hiểu. Tôi có thể lội qua đó một mình, chẳng phiền ai cả.
Hai người yên lặng tiếp. Một lúc sau, Ninh Tam đứng dậy.
- Thôi, tôi về đây. Có thể là còn lâu lắm tôi mới gặp lại anh. Mong là anh đừng buồn. Hãy gắng mà tự bảo trọng...
- Ai nói với cô là tôi buồn?
- Vậy sao nãy giờ anh cứ uống rượu, cứ đặt chuyện... Nào là một con sâu, hai con sâu? Tôi biết anh không vui nên mới pha trò như thế. Đúng chưa?
Ninh Tam nói tiếp với một chút bất mãn.
- Anh đừng tưởng tôi còn con nít không biết gì hết. Người yêu mình đi lấy chồng, có ai vui được đâu?
Phạm Bân đứng im không ngờ. Ninh Tam hối hận.
- Xin lỗi nhé! Nhiều lúc tôi nói mà chẳng chịu suy nghĩ gì cả.
Phạm Bân có vẻ xúc động.
- Ninh Tam nầy. Chuyện tôi buồn hay vui bây giờ chẳng còn liên hệ gì đến chị họ của cô nữa. Tôi nghĩ... Chỉ cần Văn Mật vui, hạnh phúc là đủ rồi.
- Anh có cần tôi nhắn lại không?
- Không, không cần. Bây giờ đừng có quấy rầy cô ấy.
- Có lẽ chị ấy rất thích nghe những điều anh vừa nói.
- Thôi đừng! Cô đừng nói gì cả nghe!
- Anh có biết là ban nãy chị Văn Mật cũng đã nhìn thấy anh?
- Tôi cũng đã nhìn thấy cô ấy!
- Vậy thì...
Phạm Bân nói.
- Thôi chẳng có gì cả!
Ninh Tam hơi thất vọng vì Ninh Tam trèo lên tàu là để gặp Phạm Bân, để cho Phạm Bân thấy sự quan tâm của nàng, chứ không phải vì Văn Mật, vậy mà... chuyện gần như chỉ quay quanh người khác. Ninh Tam nói.
- Nếu thế thì xin cảm ơn anh. Lúc nào anh cũng tốt với chị ấy.
Phạm Bân pha trò.
- Sao vậy? Sao cô chẳng cảm ơn tôi đã mời cô uống nước, pha trò với cô?
Ninh Tam trừng mắt, rồi nói.
- Vậy thì cảm ơn đó!
- Tôi chỉ đùa thôi, đừng có giận! Tôi cảm ơn cô đã đến đây thăm tôi.
- Nhưng có lẽ từ đây về sau... Lâu lắm tôi mới gặp lại anh. Bởi vì tôi sắp đi học lại rồi.
- Trong trường sẽ có hàng trăm nam sinh viên đeo đuổi cô.
- Nhưng có thế nào thì anh yên tâm. Giáng sinh tôi sẽ gởi thiệp chúc mừng, lúc đó không biết anh có còn nhớ đứa con gái tên là Ninh Nghi không?
- Đừng ký là Ninh Nghi, hãy ký là Ninh Tam, tôi thích cái tên nầy hơn.
Ninh Tam nhìn qua yên lặng, Phạm Bân tiếp.
- Nhớ gắng học nhé!
- Anh biết là... Tôi rất mê học!
Phạm Bân gật đầu.
- Hay! Tôi rất quý những người siêng học.
- Thôi chào anh... Nhớ Ninh Tam nhé!
Ninh Tam nói rồi quày quả bỏ đi. Phía sau là giọng của Phạm Bân đuổi theo.
- Khoan đi nào! Nhớ gởi thiệp mừng giáng sinh cho tôi nhé!
Ninh Tam muốn khóc, quay lại nhìn Phạm Bân, rồi mới thu hết can đảm, nhảy xuống nước. Trong cái cảm xúc mãnh liệt như vậy, Ninh Tam không biết mình đã trở về thuyền của Văn Mật bằng cách nào.
Vừa trèo lên, Ninh Tam đã chạm ngay cái ánh mắt dò xét của Văn Mật. Văn Mật khó chịu hạch hỏi.
- Em đã lên thuyền của anh ta làm gì?
Ninh Tam không vừa.
- Chị cũng có thể lên đấy, được vậy?
Văn Mật giận tái mặt, Thạch Kiến Quốc bước tới hỏi.
- Chuyện gì vậy hở em?
- Không có gì cả.
Văn Mật lấp liếm, nhưng Ninh Tam không tha.
- Chị ấy không hài lòng vì em trèo lên du thuyền của Phạm Bân.
Văn Mật bình tỉnh quay sang chồng phân bua.
- Chẳng qua vì em muốn giữ danh giá cho nó thôi.
Thạch Kiến Quốc chẳng hiểu, trách Ninh Tam.
- Ninh Tam nầy, có nghe chị em nói không? Mình không phải ngang hàng với bọn họ.
Ninh Tam chỏ mỏ lên chọc tức Văn Mật.
- Tại anh không biết chứ anh Phạm Bân hấp dẫn lắm.
Thạch Kiến Quốc không hiểu ý Ninh Tam, tròn mắt. Văn Mật vội vã kéo tay Quốc bước vào đám đông. Quốc có vẻ không vui.
- Cái cô em họ của em như khó chịu với anh thế nào đấy.
Văn Mật lắc đầu.
- Nó còn quá trẻ con, anh để ý mà làm gì?
- Ở nhà chẳng ai răn đe sao, mà nói năng chẳng chút ý tứ?
- Dượng em thì nuông chiều, còn dì em thì lại không ngó ngàng đến, nên nó chỉ sợ có một mình anh Khởi thôi.
- Đâu nào? Anh thấy Quốc Khởi cũng rất chiều nó.
- Chuyện đó cũng có lý do. Anh biết tính anh Khởi rất tốt. Anh ấy thấy Ninh Tam là em một cha khác mẹ, lại không được mẹ ruột mình yêu. Nên cảm thông, nên thương hại thôi.
- Thế mẹ của Ninh Tam là ai vậy?
- Em cũng không rõ. Nhưng chắc cũng không phải hạng người đàng hoàng.
- Ninh Tam nó biết không?
- Chắc nó cũng biết.
- Hèn gì. Rau nào thì sâu nấy. Bởi vậy thấy nó có vẻ khác thường làm sao đấy.
- Đừng nói vậy, anh Quốc. Đừng quên Ninh Tam cũng là con gái của dượng em nhé.
Văn Mật lúc nhỏ gần như sống bên cạnh Quốc Khởi. Quý Quốc Khởi như anh ruột. Khởi lại cưng chiều Ninh Tam. Vì vậy đúng ra Văn Mật cũng quý Ninh Tam. Chỉ tại lúc gần đây, Ninh Tam có cảm tình với Phạm Bân và ngược lại, điều này làm Văn Mật không chịu được. Có lẽ đó chỉ là sự ganh tị.
Ninh Tam cũng không ưa gì Thạch Kiến Quốc lắm. Bởi vì Quốc tiêu biểu cho con người thừa tiền, hách dịch. Tưởng có tiền là đương nhiên quý phái. Ninh Tam chẳng quý bà Ninh cũng vì lý do đó. Bà Ninh lúc nào cũng lạnh lùng, sống cách biệt. Lúc nào cũng coi Ninh Tam như xa lạ, Ninh Quốc Khởi biết cảm nghĩ của Ninh Tam, nên nói.
- Ninh Tam nầy, em biết không, mẹ em ngày xưa đã làm cho mẹ anh đau khổ biết dường nào. Mà em càng lớn lại càng giống mẹ, vì vậy em cần phải cảm thông, phải hiểu cho mẹ anh.
Ninh Tam không oán trách bà Ninh, nhưng vẫn không làm sao hòa hợp được với bà ấy.
Ninh Quốc Khởi thì rất yêu quý em gái cùng cha khác mẹ của mình. Vì vậy lúc nào cũng chở che. Ngay chuyện mẹ ruột của Ninh Tam sau đó còn cặp thêm với mấy người đàn ông khác. Khởi biết cũng không kể lại cho Ninh Tam nghe, sợ em đau lòng.
Trong nhà chỉ có Khởi yêu Ninh Tam. Nên Ninh Tam cũng chỉ biết có Khởi...
o0o
Ninh Tam sau khi nghĩ về mình, chợt nhớ đến bé Tiểu Lợi, nói với Chu Lệ Lợi.
- Bé Tiểu Lợi biết được mình có một người cha, như vậy là tốt rồi.
- Đã nhận ông họ Huỳnh là cha của nó, bây giờ lại nói Phạm Bân mới là cha ruột. Tôi không biết phải giải thích thế nào. Tôi sợ rồi nó sẽ đau khổ.
Lệ Lợi nói sau tiếng thở dài.
Lâm Y?n Ni
Chương 7
Hôm ấy, tại hãng nước ngọt của Thạch Kiến Quốc, xuất hiện một vị khách không mời mà đến. Đó là Phương Bích Quân. Bích Quân nói với cô thư ký trực ban, Quân là bạn học cũ của Văn Mật từ nơi xa mới đến. Vì không biết địa chỉ mới của Văn Mật, nên đến đây nhờ ông giám đốc họ Thạch chuyển dùm món quà cho Văn Mật.
Cô thư ký thấy dáng dấp của Bích Quân khá sang trọng. Lúc bấy giờ Thạch Kiến Quốc cũng rảnh rổi, nên chuyển lời vào trong.
Quốc tuy hồi nào đến giờ chưa hề nghe Văn Mật nói là có người bạn nào họ Phương. Nhưng ngày xưa Văn Mật học ở trường nữ nên đương nhiên là bạn gái đông lắm, làm sao thông báo hết? Vã lại Phương Bích Quân cũng thanh tú, quý phái. Quốc mời.
- Mời cô ngồi!
Phương Bích Quân đặt một phong thư lên bàn của Quốc.
- Thưa ông, xin ông cho tôi gởi món quà nầy cho chị Văn Mật.
Thạch Kiến Quốc hỏi.
- Thư cho Văn Mật à? Chuyện này khá đơn giản, cô có thể gọi dây nói cho cô ấy, hai người liên lạc trực tiếp nhau. Tôi có số điện thoại riêng của Mật đây.
Rồi Thạch Kiến Quốc viết vội địa chỉ và số điện thoại nhà cho Bích Quân. Bích Quân cho vào túi xách.
- Cảm ơn ông.
Thạch Kiến Quốc vừa cười vừa nói.
- Còn bức thư nầy, cô có thể đưa trực tiếp cho Văn Mật hay để tôi đưa? Tôi thấy cô đưa tiện hơn, vì đàn ông chúng tôi tính lơ đảng, hay quên. Đã có mấy lần tôi bị Văn Mật trách là chẳng nhớ gì cả.
Bích Quân gật đầu.
- Chẳng có gì đâu, ông cứ mở ra xem tự nhiên.
- Tôi cũng có phần đó à? Cô thật dễ dãi.
Thạch Kiến Quốc vui vẻ mở phong bì ra. Bức thư không niêm. Nhưng vừa đọc phớt qua, mặt Quốc tái hẳn. Một tấp chi phiếu một triệu đồng. Tên người nhận lại là chính mình.
- Thế nầy là thế nào vậy hở cô Phươn
g?
- Đây là số tiền mà tôi thiếu của cô ấy.
- Văn Mật đã cho cô mượn một triệu đồng?
- Vâng, nhờ ông chuyển hộ cho.
- Thế tại sao tên người nhận lại là tôi?
- Vì Văn Mật không chịu nhận lại, nên tôi chỉ còn cách gởi qua cho ông.
Thạch Kiến Quốc cảm thấy chuyện có cái gì kỳ kỳ, nên nói.
- Cô Phương nầy, tôi là người hoạt động kinh doanh, nên cũng biết chút đỉnh về dịch vụ ngân hàng. Mặc dù cô không biết số chương mục của Văn Mật, nhưng cô vẫn có thể viết trực tiếp tên cô ấy. Rồi tôi chuyển vào chương mục của Mật cũng được cơ mà?
Phương Bích Quân nói.
- Tôi làm như vậy là có lý do. Ông cứ nhận đi rồi về nói lại, chị Văn Mật sẽ cho ông biết tại sao như vậy.
- Nhưng tôi không thể nhận chi phiếu một cách tự tiện thế nầy. Được rồi, để tôi điện thoại về hỏi bà xã tôi xem sao?
Phương Bích Quân cười kín đáo, nói.
- Cũng được.
Thạch Kiến Quốc quay máy về nhà nói chuyện với Văn Mật. Sau ít phút liên lạc, phản ứng của Quốc có vẻ bất ngờ hơn.
- Cô Phương nầy. Bà xã tôi nói là tốt nhất cô nên rời khỏi nơi nầy ngay. Cô không phải là bạn học cũ của Mật và hoàn toàn không quen biết cô!
Phương Bích Quân cười nhạt.
- Vậy à?
Thạch Kiến Quốc nhíu mày.
- Cô nói vậy là sao?
- Vậy thì tôi chỉ còn cách phải nói toạt sự thật ra, đó là vì chúng tôi có cùng một người bạn trai, đấy là Phạm Bân.
- Nhưng Phạm Bân đã chết rồi?
- Trước khi chết, anh ấy nhờ tôi gởi tờ chi phiếu nầy cho vợ chồng ông.
- Tại sao? Trước đó Phạm Bân đã từng xài tiền của vợ tôi à?
- Chuyện đó làm sao tôi biết được? Tôi chỉ làm cái việc mà người ta nhờ. Còn chuyện đó, tốt nhất ông nên quay về hỏi bà xã ông. Ông phải thấy rõ vấn đề, bằng không tại sao vừa nghe đến tên tôi, bà ấy đã phải hốt hoãng, bảo ông phải đuổi tôi đi ngay?
- Tôi không thể nhận tấm chi phiếu nầy!
- Ông đã biết rõ nghiệp vụ ngân hàng, vậy thì ông có thể xé bỏ nó mà? Nhưng mà ông Thạch, tôi thấy tốt hơn là ông nên về nhà thảo luận với bà xã, trước khi quyết định. Còn nhiệm vụ của tôi, đến đây là hết, ông không đuổi, tôi cũng xin cáo từ.
Nói xong, Phương Bích Quân đứng dậy đi thẳng ra cửa.
Thạch Kiến Quốc vội vã quay về nhà. Vừa bước vào, Quốc đã lớn tiếng.
- Cô giải thích cho tôi! Giải thích ngay!
Văn Mật cố giữ vẻ bình thản.
- Người đàn bà đó đã nói gì với anh?
- Cô ta chỉ nói là Phạm Bân gởi chi phiếu nầy nhờ chuyển cho vợ chồng mình.